Chính cơ thể bạn mới là thước đo đáng tin cậy nhất về lượng nước nó cần mỗi ngày. Việc uống nước quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là những thói quen uống nước gây hại cho sức khỏe cần loại bỏ nhưng không phải ai cũng biết.
1. Uống trà, cafe, nước ngọt thay nước lọc
Lạm dụng trà, uống trà thay nước không hề tốt cho cơ thể. Nếu uống quá nhiều sẽ bị táo bón, khiến cơ thể dị ứng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và giấc ngủ, đau đầu, tim đập nhanh và thở nhanh,..
Lạm dụng cà phê gây mất ngủ, đau đầu, ợ nóng dạ dày, tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm. Caffeine làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout, khiến tâm trạng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
Trong khi đó, nước ngọt chứa nhiều đường và các hóa chất độc hại gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài như béo phì, hen suyễn, tiểu đường hay bệnh tim mạch…
Nên hạn chế uống nước ngọt hết mức có thể. Cafe và trà cũng chỉ nên duy trì ở mức không quá 1 tách nhỏ mỗi ngày. Hãy uống nước lọc để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường trao đổi chất, giảm stress và hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn!
2. Bù khoáng vào nước uống hàng ngày
Đối với người bình thường, không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên. Người bị bệnh thận cũng không nên uống nước khoáng. Vì những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù. Không nên pha sữa hoặc cho trẻ nhỏ uống nước khoáng thường xuyên. Vì chức năng thận của trẻ còn non yếu và phải làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư thừa ra ngoài.
Nước khoáng chỉ nên dùng khi trẻ tiêu chảy hay nôn ói nhiều, bị mất chất khoáng cần bổ sung lại trong thời gian bệnh. Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao. Hoặc người làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, người tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể.
3. Uống thật nhiều nước khi thấy khát
Uống quá nhiều nước một lúc sẽ làm tăng đột ngột lượng nước lưu thông trong máu. Từ đó, gây nên trạng thái “quá tải” của tim. Có thể gây giãn cơ tim hay cơn cao huyết áp đột ngột. Uống nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột.
Nên uống nước từ từ, mỗi lần không quá 250ml để cơ thể có khả năng hấp thụ dần.
4. Uống càng nhiều nước càng tốt
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhắc nhở chúng ta uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống quá nhiều lại có thể dẫn tới ngộ độc nước – nồng độ natri trong máu thấp bất thường. Ở những trường hợp nặng, có thể gây động kinh, hôn mê, thậm chí tử vong.
Công thức đơn giản tính lượng nước cơ thể cần nạp mỗi ngày: Lấy số cân nặng của bạn (kg) /30
Nếu bạn tập thể dục, hãy thêm 350ml (0,35 lít) vào công thức này với mỗi nửa tiếng luyện tập.
Trong thức ăn hàng ngày cũng có sẵn nước rồi. Bạn không cần uống nhiều nước như đã tính toán. 20 – 25% lượng nước cơ thể cần mỗi ngày đã được tiếp nạp thông qua thực phẩm.
5. Nước trong suốt là đảm bảo an toàn
Sử dụng nguồn nước được lọc sạch tạp chất từ máy lọc nước theo đúng các tiêu chuẩn của Bộ y tế Việt Nam và các tổ chức uy tín trên thế giới như WQA, NSF để đảm bảo an toàn sức khỏe.
6. Đun nhiều nước để nguội uống dần
Nên uống hết nước đun sôi trong ngày. Nước cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ. Dụng cụ chứa nước đạt tiêu chuẩn y tế, tránh sử dụng các loại nhựa tái sinh để chứa nước.
Sử dụng máy lọc nước đến từ các thương hiệu uy tín như Coway, ChungHo, đạt tiêu chuẩn để loại bỏ vi khuẩn, các kim loại nặng và hóa chất gây hại trong nước.